Chia sẻ của một phượt thủ đã thực hiện xong mơ ước chinh phục hàng loạt nóc nhà của Việt Nam và Đông Dương và dự định sẽ còn những chuyến đi phượt để vượt qua rất nhiều các đỉnh cao khác.
“Sau khi chinh phục xong đỉnh Fanxipan vào năm 2013 tôi đã hạ quyết tâm là mỗi năm phải chinh phục một đỉnh cao trong top 10 ngọn núi cao nhất Việt Nam. Nhưng máu dồn lên não nhiều quá nên lỡ hoàn thành sớm vượt thời hạn 8 năm. Tôi mạo muội đưa ra một vài đánh giá sơ lược về top 10.
1. Fanxipan (hay Pan xi Păng) – 3.143 mét
Fanxipan còn được coi là nóc nhà Đông Dương, nằm ở huyện Sapa, tỉnh Lào Cai (trước đây thuộc Tam Đường – Lai Châu). Độ cao thực địa là 3.143 mét nhưng nay có thể đã được nhích lên thêm vài phân. Tôi đã có ý định leo Fan vào năm 2012. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân khách quan nên phải đến dịp Tết 2013 mới thực hiện được. Tôi lên đỉnh vào đúng ngày Valentine (14-2-2013), khổ nỗi là chỉ có 4 thằng đực rựa đi với nhau.
– Tôi leo đường Trạm Tôn, đây cũng là đường đi chính để leo Fan mà các đoàn thường đi. Trạm Tôn đã nằm ở độ cao tới gần 2.000 mét nên chặng đường lên đỉnh được rút ngắn rất nhiều. Tổng quãng đường trek cả đi lẫn về vào khoảng 30 km. Đường rộng có lối mòn, thực sự là không mấy khó khăn nếu như bạn có một nền tảng thể lực khá.
– Cảnh vật không có gì đáng chú ý. Có một đoạn đường sống khủng long cũng khá phê. Lên đỉnh nếu gặp được mây còn gỡ gạc lại chút không thì chán òm. Dẫu sao cũng mang lại cho ta cảm giác chinh phục được ngọn núi cao nhất Việt Nam. Tuy nhiên, Fan cũng có nhiều đường khác nhau nếu bạn muốn tăng độ khó nên thể thử đường Cát Cát, Sín Chải hoặc leo từ chân ở Than Uyên.
Đánh giá chung (theo cung Trạm Tôn):
Độ khó: 5/10
Cảnh: 6/10
2. Putaleng – 3.096 mét
Putaleng nằm ở xã Hồ Thầu, Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Đang là đỉnh núi cao thứ 2 ở Việt Nam. Hiện đang có rất nhiều tranh luận về độ cao thực của ngọn núi này khi nhiều số liệu chỉ cho rằng Putaleng cao 3.049 mét. Bản thân tôi cũng đo ra con số này qua GSP của Ipad. Tuy nhiên, theo số liệu chính thức đã được đo thực địa và có in trong Atlas Việt Nam là 3.096 mét.
– Tôi leo quyết định leo Putaleng vào một ngày khá đẹp 20-03-2014 (ngày quốc tế Hạnh phúc). Tuy nhiên, thời tiết chuyến đi này lại không “hạnh phúc” chút, mưa rơi tầm tã suốt ngày. So với Fansipan (cung Trạm Tôn), quãng đường trek của Putaleng dài hơn khá nhiều, có những con dốc cao chót vót nhìn lên rơi cả mũ cối. Tôi đi lại đúng gặp đúng trời mưa nên trek càng khó khăn hơn gấp bội, tý toi mấy lần. May mà vẫn lên đỉnh thành công.
Chinh phục đỉnh Putaleng
Chinh phục đỉnh Putaleng
– Rừng Putaleng còn khá nguyên sinh. Đặc biệt rất nhiều hoa đỗ quyên. Cảnh khá đẹp và thơ mộng. Trên đỉnh bạt ngàn đỗ quyên nếu lên đúng vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 thì vô cùng tuyệt vời.
Đánh giá chung:
Độ khó: 7,5/10
3. Pusilung – 3.076 mét
Pusilung thuộc xã Pa Vệ Sử, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Đây là ngọn ngốn nhiều thời gian nhất của tôi với tổng hành trình lên đến 7 ngày 8 đêm. Đây cũng là cung đầu tiên trek cùng lão Tuấn Hoàng. Chúng tôi lên đường chinh phục Pusilung vào dịp nghỉ lễ 30/4/2014. Trước đó mới chỉ có một đoàn khách du lịch lên đỉnh thành công.
– Ấn tượng lớn nhất của tôi về đỉnh núi này là độ dài khủng khiếp của nó. Ước tính tổng quãng đường cho cung trek này của chúng tôi vào khoảng 58km (tính cả lạc :v). Ngày thứ 2 trek lạc trong rừng tới 3 giờ sáng. Tuy nhiên, đây không phải là cung có độ khó cao. Ngoài đoạn lên đỉnh hơi nan giải tý thì những đoạn còn lại khá rộng và đẹp, không có nhiều dốc cao (vì đây vốn là đoạn đường tuần tra biên giới của đồn biên phòng Pa Vệ Sử). Điều càn trở lớn nhất để leo đỉnh này là bắt buộc phải có giấy phép của Ban chỉ huy Quân sự tỉnh Lai Châu.
Chinh phục đỉnh Pusilung
Chinh phục đỉnh Pusilung
– Pusilung không nhiều cảnh đẹp lắm. Đoạn lên đỉnh có ít đỗ quyên vàng. Tuy nhiên, do đây là khu vực biên giới (bị cấm săn bắn) nên ở đây có khá nhiều động vật hoang dã như gấu, hổ, khỉ, sóc, rắn… chim chóc tíu tít suốt ngày cũng vui tai.
Đánh giá chung:
Độ khó: 7/10
Cảnh: 6,5/10
4. Ki Quan San (Bạch Mộc Lương Tử)– 3.046 mét
Ki Quan San nằm ở xã Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Đỉnh núi này còn được dân phượt gọi với một cái tên khá mỹ miều là Bạch Mộc Lương Tử. Có lẽ ai đó đã nhầm với đỉnh Bạch Mộc Lương ở Phong Thổ? Tôi và cu em Quí Văn Nguyễn chinh phục đỉnh núi này vào đúng ngày đầu tiên của năm 2015 (01-01-2015).
– Đây không phải là đỉnh dễ leo chút nào. Thử thách đến ngay từ những đoạn đường đầu tiên. Đường đất, dốc và rất trơn, nếu gặp trời mưa thì vui phải biết :v. Đoạn lên đỉnh cũng khá nguy hiểm khi phải leo vách đá cheo leo. Không ít người đã phải bỏ cuộc ở đoạn này.
– Ki Quan San được biết đến như một địa điểm săn mây lý tưởng. View rộng và thoáng. Nhưng ngoài mây ra quang cảnh không có gì nổi bật. Rừng bị tàn phá nhiều nên hoa hoét cũng ít.
Đánh giá chung:
Độ khó: 7,5/10
Cảnh: 7/10
5. Khang Su Văn (Hoàng Liên San)- 3.012 mét
Khang Su Văn nằm ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Đây là đỉnh núi mới toanh, chưa có tên trên bản đồ và rất ít người biết đến. Cái tên Khang Su Văn cũng chỉ để tạm đặt. Người dân trong bản gọi đây là Hoàng Liên San (đỉnh Hoàng Liên). Đỉnh núi nằm giữa hai cột mốc cao nhất Việt Nam 79 và 80. Chúng tôi lên đường chinh phục Khang Su Văn vào dịp 30/4 năm 2015. – Vì là cung mở đường nên độ khó là khá cao. Đoạn chính lên đỉnh có dốc thẳng đứng, gió rất mạnh. Có những chỗ phải lăn lê bò toàn rất kham khổ.
Ngoài ra, ở đây còn có “đặc sản” vắt và rắn rất nhiều. Vắt tý tách nhảy như quân Mông trên khắp đường đi. Vì là khu vực biên giới nên việc đi lại xin giấy phép thủ tục cũng rất phức tạp. – Rừng này có khá nhiều hoa Đỗ Quyên, chủ yếu là trắng vàng. Xung quanh có rất nhiều đỉnh cao chót vót trông khá hoành tráng và đẹp. Vì lúc đi sương mù dày quá nên cũng chưa quan sát được gì nhiều. Tôi sẽ quay lại khi có điều kiện thích hợp 😛
Đánh giá chung:
Độ khó: 8/10
Cảnh: 7/10
Cảnh: 7,5/10
Bài viết cùng chuyên mục :