Những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm mùa đông

những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm mùa đông

Đối với nhiều người có thể còn khá xa lạ với căn bệnh trầm cảm mùa đông. Tuy nhiên đây là căn bệnh đang ngày càng có nhiều người mắc phải. Căn bệnh này nên được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm mùa đông.

Đâu là nguyên nhân bệnh trầm cảm mùa đông?

Theo các nhà nghiên cứu, nguyên nhân chủ yếu của hội chứng SAD là do sự thay đổi đột ngột về mức độ ánh sáng. Nói cách khác, rối loạn cảm xúc theo mùa bị gây ra bởi sự sự mất cân bằng sinh hoá trong bộ não do sự sự suy giảm lượng ánh nắng ban ngày và thiếu ánh mặt trời vào mùa đông. Chính vì thế, căn bệnh này đặc biệt phổ biến với những người sống ở các khu vực thiếu ánh sáng, chẳng hạn như người dân ở các nước Bắc Âu – nơi mùa đông kéo dài lê thê và lượng ánh nắng mặt trời mỗi năm rất ít.

những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm mùa đông 1


Bên cạnh đó, melatonin, một nội tiết tố có liên quan đến giấc ngủ và liên kết với bệnh trầm cảm, cũng được gắn với chứng rối loạn cảm xúc theo mùa. Nội tiết tố này được sản xuất khi cấp độ bóng tối tăng lên. Khi ngày ngắn hơn và tối hơn, melatonin được sản xuất nhiều hơn, khiến chúng ta dễ cảm thấy buồn ngủ và uể oải.

Thông thường, chứng bệnh này sẽ nhanh chóng kết thúc khi thời tiết được cải thiện và không để lại di chứng gì. Tuy nhiên, với những người vốn có sức khỏe tinh thần không tốt, hội chứng này có thể dẫn đến những cơn stress nặng nề và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Thử tưởng tượng bạn đang là một quý ông thành đạt và một nhà quản lý giỏi, luôn điều hành công việc một cách trôi chảy và khiến cấp dưới ngưỡng mộ. Bỗng nhiên đông sang và bạn như biến thành một người hoàn toàn khác, dễ nổi nóng một cách vô cớ với nhân viên và luôn lơ là trong công việc. Rõ ràng là rất kỳ cục đúng không nào?

Những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm mùa đông

những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm mùa đông 2

1. Thèm ăn hơn

Giống như trầm cảm, SAD làm tăng cảm giác ngon miệng ở một số người. 65% người bị chứng rối loạn này cảm thấy đói hơn trong những tháng trời tối, lạnh lẽo. Đây có thể là một phản ứng sinh lý của cơ thể nhằm giúp bạn “xốc lại tinh thần”. Vì thế đến cuối mùa này, bạn thường tăng cân.

2. Khó tập trung

Trầm cảm có ảnh hưởng đến một loạt hoạt động xử lý tâm thần trên não, như khả năng tập trung, nói, ghi nhớ… Ở người mắc SAD, tình trạng này cũng tương tự như người bị trầm cảm không theo mùa.

3. Dễ cáu kỉnh

Giận dữ, cáu kỉnh là những triệu chứng phổ biến của trầm cảm và SAD. So với người bình thường, người mắc chứng SAD dễ bị kích thích hơn nhiều so với người khỏe mạnh. Họ cũng dễ nỗi nóng hơn những người trầm cảm thông thường (không phải theo mùa).

4. Buồn ngủ và mệt mỏi

Những người mắc chứng SAD thường có xu hướng cần ngủ nhiều hơn trong mùa đông, đôi khi hơn rất nhiều. Trong một nghiên cứu trên tạp chí Psychosomatic Research, các bệnh nhân bị chứng SAD trung bình ngủ 7,5 tiếng trong mùa hè, 8,5 tiếng trong mùa xuân và thu, và cần đến 10 tiếng trong mùa đông.

Tuy nhiên, bạn buồn ngủ nhiều hơn không có nghĩa là bạn cảm thấy được nghỉ ngơi nhiều hơn. Các nghiên cứu khác cho thấy người mắc SAD thường bị chứng mất ngủ, và rối loạn giấc ngủ, do vậy có xu hướng gà gật ở nơi làm việc.

5. Thèm chất bột

Người mắc SAD có cảm giác thèm rất chất bột (như mỳ, bánh mỳ), vì chúng có tác dụng làm tăng tiết chất truyền thần kinh serotonin – giúp cải thiện tâm trạng.

6. Buồn bã

SAD là một dạng trầm cảm, và nó có hầu hết những đặc điểm của trầm cảm. Hai triệu chứng chủ yếu là cảm thấy buồn bã và mất hy vọng, mất hứng thú với các hoạt động (chẳng hạn công tác xã hội) mà bình thường bạn vẫn yêu thích.

Nếu bạn trải qua các triệu chứng này trong ít nhất 2 tuần, nó là dấu hiệu của trầm cảm. Nếu bạn cảm thấy điều này chỉ có trong mùa thu và đông, và các triệu chứng đó biến mất trong thời gian còn lại của năm, nó có thể là dấu hiệu bạn bị trầm cảm mùa đông.

7. Mất hứng với tình dục

Thiếu quan tâm đến sex là một triệu chứng phổ biến ở những người bị SAD và trầm cảm. Nhưng điều này chỉ đúng với người bị SAD trong mùa thu, đông.

Ngược lại, nếu rối loạn này xảy ra vào mùa xuân – hè (một dạng hiếm gặp hơn nhiều, còn gọi là trầm cảm mùa hè) thì lại có các triệu chứng đối ngược, chẳng hạn gia tăng ham muốn tình dục.


Nếu được chẩn đoán mắc SAD ở cấp độ nhẹ, bạn chỉ cần tăng cường các hoạt động ngoài trời – nhất là khi có nắng, tập thể dục thường xuyên và cải thiện điều kiện chiếu sáng ở nhà cũng như nơi làm việc. Còn nếu bệnh đang ở giai đoạn nghiêm trọng hơn, hãy tìm đến bác sĩ tâm lý để có phương pháp điều trị đúng đắn.